Tranh cãi China Zhongwang

Bản báo cáo Dupré Analytics

Trong năm 2015,nhà mượn bán chứng khoán Dupré Analytics[4] cáo buộc China Zhongwang bơm phồng giá hàng của mình bằng cách lèo lái xuất khẩu qua các công ty nó kiểm soát. Theo bài báo cáo, gia đình Liu đã bị cáo buộc bòn rút tiền từ các quỹ Zhongwang kể từ năm 2011. Báo cáo cho rằng Zhongwang lấy ra 36,5 tỷ HK $ để mua sản phẩm của chính mình thông qua các công ty mà quyền sở hữu bắt nguồn từ ông Liu, do đó nâng cao doanh số số liệu bán hàng. Dupré ước tính có đến 62,5 phần trăm doanh thu của Zhongwang kể từ năm 2011 thu được bằng phương tiện lừa đảo.[5]

Dupré Analytics cho rằng các công ty liên kết với China Zhongwang đã chuyển hơn 1 triệu tấn sản phẩm bán thành phẩm đến Mexico. Các báo cáo khác[6] sau đó cho rằng các sản phẩm này đã được xuất khẩu sang Việt Nam, có lẽ để được bán sang thị trường Mỹ.

Bản báo cáo làm cho Zhongwang Holdings đình chỉ mua bán cổ phần của mình tại Hồng Kông vào ngày 31 tháng 7.[6][7]Zhongwang [4] phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái, nói rằng "các cáo buộc chống lại công ty trong báo cáo là hoàn toàn vô căn cứ và không thực tế".

Điều tra của bộ Thương mại Hoa Kỳ

Vào tháng 3 năm 2016, để đáp ứng với một bản kiến ​​nghị của Hội đồng nhôm đùn Hoa Kỳ,[8] Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã phát động một cuộc điều tra về việc xuất khẩu của 5050 nhôm đùn bởi China Zhongwang có phải là đã qua mặt thuế chống phá giá Mỹ. Trong một phán quyết sơ bộ công bố vào đầu tháng 11 năm 2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ coi đó là gian lận và áp dụng cho tất cả 5050 nhôm đùn nhập khẩu từ Trung Quốc. China Zhongwang giải thích trong một tuyên bố công khai rằng họ tôn trọng các phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ và tuân thủ nghiêm túc các luật thương mại của Hoa Kỳ. Tham gia vào các thủ tục điều tra DOC tiến hành khoảng một năm trước là tự nguyện, và trong số những lý do China Zhongwang chọn không tham gia bao gồm việc China Zhongwang ngừng sản xuất những sản phẩm này gần hai năm trước đây, vào đầu năm 2015, và nó không có kế hoạch sản xuất hoặc bán các sản phẩm như vậy trong tương lai. Doanh số của 5050 nhôm đùn được thực hiện giữa 2013-2015, với tổng khối lượng chiếm ít hơn 0,1% doanh thu của công ty trong giai đoạn này.[9]

Công ty này được cho là đã cố gắng che giấu nguồn gốc Trung Quốc của khoảng gần 1 triệu tấn nhôm bằng cách xuất khẩu các sản phẩm bán thành phẩm đến Mexico trước khi nấu chảy chúng để bán trên thị trường Mỹ. Trong khi công ty công khai phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái và nói rằng họ không có nhà máy sản xuất bên ngoài Trung Quốc,[10][11] Hiệp hội công nghiệp các kim loại không phải là sắt Trung Quốc cũng đặt câu hỏi về tính chính xác của những lời cáo buộc như vậy trong một tuyên bố công khai.[12][13]

Liên quan đến cuộc điều tra này, Bộ Thương mại được cho là đang điều tra, liệu một nhà máy thuộc sở hữu của một công ty có trụ sở ở New Jersey, Aluminum Shapes LLC, đã đóng vai trò gì trong việc giúp ông Liu và China Zhongwang trốn thuế Mỹ. Aluminum Shapes LLC phủ nhận bất kỳ mối quan hệ với China Zhongwang [14] và nói là họ đã không vi phạm bất kỳ quy tắc thương mại nào.[15] Hội đồng nhôm đùn Mỹ tuyên bố rằng các pallet nhôm được lưu trữ tại cơ sở này được sản xuất tại Trung Quốc và đã được nhập khẩu như một cách để phá vỡ mức thuế đối với nhôm đùn.[15] Aluminum Shapes LLC phủ nhận các cáo buộc và ông Liu nói "Ông không cố gắng gửi nhôm vào Mỹ và ông không có lợi ích kinh doanh với Aluminum Shapes LLC".[15]

Nhôm được đưa vào Việt Nam

Theo Hãng Global Trade Information Services (GTIS), Việt Nam là đích đến của 91% sản lượng nhôm đùn xuất khẩu của Mexico trong năm nay - tuyến đường giao thương hiếm có của nhôm từ những năm gần đây. Theo thông tin của báo Wall Street Journal (WSJ), 500.000 tấn nhôm đùn được âm thầm chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam. Theo báo Tuổi Trẻ, tại kho ngoại quan của Công ty cổ phần Thành Chí ở KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chứa một lượng nhôm rất lớn, lượng nhôm được gửi ở kho ngoại quan nói trên là của Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam (tên tiếng Anh: Global Vietnam Aluminum Co), Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam đang đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình. Dự án này do hai người gốc Trung Quốc, quốc tịch Úc góp vốn làm chủ đầu tư. Đó là ông Jacky Cheung (35 tuổi) và ông Wang Tong (36 tuổi). Toàn bộ hàng hóa sản xuất ở nhà máy này được xuất khẩu, với quy mô 200.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 250 triệu USD. Theo số liệu của GTIS, từ đầu năm 2015, khoảng 1,7 triệu tấn nhôm đùn trị giá 5 tỉ USD đã được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, Mỹ và cả 500.000 tấn từ Mexico mà WSJ đã điều tra. Việt Nam trở thành kho chứa nhôm lớn nhất thế giới, kho lớn thứ nhì ở Hà Lan chỉ bằng 1/3 ở Việt Nam.

Nhôm đùn có nguồn gốc Trung Quốc bị đánh thuế chống phá giá ở Mỹ lên đến 374%, trong khi sản phẩm của Việt Nam chỉ có 5%.[16]

Theo ông Phạm Chí Cường - chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật đúc - luyện kim VN, hiện VN chưa sản xuất được nhôm do chưa điện phân được alumin nên “có thể nói VN chưa có ngành sản xuất nhôm”.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: China Zhongwang http://aluminiuminsider.com/chinese-fake-semis-fle... http://aluminiuminsider.com/cnia-zhongwang-rebut-f... http://aluminiuminsider.com/exclusive-evidence-poi... http://aluminiuminsider.com/exclusive-traffic-in-f... http://aluminiuminsider.com/liu-zhongtian-a-magnet... http://www.amm.com/Article/3588598/Aluminum-Shapes... http://www.amm.com/Article/3589582/China-Zhongwang... http://www.bloomberg.com/Research/stocks/private/s... http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-08-30/... http://www.greencarcongress.com/2015/07/20150720-z...